TỔNG QUAN
GIỚI THIỆU CHUNG XÃ MINH ĐỨC
30/09/2021 03:15:00

GIỚI THIỆU CHUNG

 

ĐỊA LÝ(ảnh bản đồ xã Minh Đức)

 

Minh đức là một xã lớn thuộc huyện Tứ kỳ tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp xã Quang khải  và Thị trấn Tứ Kỳ, phía Đông Giáp Văn tố, phía tây Nam giáp xã Vĩnh hoà và xã Nghĩa An Huyện Ninh Giang, phía Nam giáp xã Hà kỳ và Phượng Kỳ. Được bao bọc bởi hai con Sông đó là Sông Lâm và Sông Vạn bắt nguồn từ sông Đình đào Minh đức nổi lên như một hòn đảo, với hệ thống sông, ngòi, đầm hồ mương, lạch Quê hương được hưởng thụ do phù sa Sông Thái bình bồi đắp làm cho cánh đồng ngày càng phì nhiêu màu mỡ.

 

DIÊN TÍCH TỰ NHIÊN: 1260,46 ha. Trong đó: Đất sản xuất nông nghiệp 895,49 ha trong đó diện tích cấy lúa 730 ha, đất phi nông nghiệp là 363,72 ha.

DÂN SỐ: Theo hồ sơ quản lý tại xã đến cuối năm 2020 Dân số Minh Đức có 12.837 nguời

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH. Theo lịch sử đảng bộ xã, Minh đức nơi chung cư của 20 dòng họ đó là Họ Nguyễn, Họ Trần, Họ Hoàng, Họ Phạm, Họ Bùi, Họ Lê, Họ Đào, Họ Vũ, Họ Đăng, họ Lương, họ Ngô, Họ Kiều, Họ Đỗ, Họ Chu, Họ Mai, Họ Tô, Họ Nông, Họ Lâm… các dòng họ nguồn gốc từ nhiều vùng khác nhau như Thanh hoá, Phú thọ,Thái Bình bắc Ninh, Theo gia phả để lại thì có dòng họ Nguyễn Phúc đã sinh sóng gần 400 năm và một ssó họ về muộn hơn cũng đã cách 100 năm. Minh đức ngày nay là sự hợp nhất của 4 xã cũ là xã Đoàn Xá gồm các thôn Thượng thôn (Quàn) Thôn Lâm , xã Cự Lộc gồm thôn Cự Lộc (thôn Rọc), xã Ức tải gồm các thôn Cổ Pháp ( Mép) Thôn Văn Sự và xã Vạn Tải gồm các Vạn Tải, Thôn Trúc Văn,( Nu). 4 xã lúc đó là thuộc tổng Mạc Xá phủ Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương,,. Ngày 26/4/1946 dưới chính thể nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, 4 xã Đoàn Xá, Vạn Tải, Cự Lộc và Ức Tải đã hợp nhất thành xã Minh Đức đến ngày nayHiện tại Xã có 7 thôn là thôn Quàn,Thôn Phúc Lâm,Thôn: Cự Lộc, Thôn:Văn Sự, Thôn Mép, ThônTrúc Văn và thôn Vạn Tải

 

PHÁT TRIỂN KINH TẾ:

 

Từ xưa, việc phát triển kinh tế ở địa phương dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhân dân trong xã đã khai phá cải tạo đất đai trồng gieo những giống lúa Ri, Cút Chăm đỏ Hiên ngoi, Chiêm Tép Sài đường, qúa trình phát triển từng bước nhân dân đã thay đổi tập tục canh tác. Đến nay, sản xuất nông nghiệp ổn định  năng xuất lúa hàng năm đạt 60-65 tạ /ha. Sau 30 năm đổi diện mạo Minh đức có nhiều khởi sắc, sản xuất nôgn nghiệp đã có xu thế chuyển dần sang công nghiệp, tổng thu nhập đầu bình quân đầu người năm 2016 đạt 34,5 triệu đồng /người và năm 2020 đạt trên 50,3 triệu đồng / người / năm. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã đã tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành các tiêu chí xây dựng NTM. Năm 2018, xã đã được UBND tỉnh Hải Dương công nhận xã NTM. Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ xã lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã xác định phấn đấu đến năm 2025 xã Minh Đức được công nhận đô thị loại V.

 Đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm xuyên xuốt cả nhiệm kỳ mà cán bộ đảng viên và nhân dân trong xã quyết tâm thực hiện để nâng cao đời sống nhân dân và xây dựng quê hương Minh đức ngày càng giaiuf đệp văn Minh

 VĂN HÓA-LỄ HỘ  Ngôi chùa Đông Dương Di tích kịch sử văn hóa cấp Quốc gia được công nhận vào năm 1994)

 

 

Từ xa xưa cùng với nền văn hóa Việt Nam, ở xã Minh Đức làng nào cũng có Đình, Chùa, Miếu để thờ cúng các vị thánh thần, những bậc đại nhân có công phò vua giúp nước và cũng là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân. Tuy nhiên, do chiến tranh tàn phá do đó hầu hết các Đình, chùa, Miếu trên địa bàn xã đều bị phá hủy, mãi khi sau khi hoà bình lập lại một số di tích mới được trùng tu, tu bổ càng ngày càng khang trang tố hảo

 

Chùa Đông Dương( Thôn phúc Lâm xã Minh Đức)

 

 

Theo văn bia khắc năm Đức Long (1632) cho biết quận công Nguyễn Thế Mỹ tự là Vạn Phúc, văn võ song toàn được vua tin yêu giao cho nhiều trọng trách trong nội phủ. Khi giặc ngoại xâm sang xâm lấn, ông được vua phong làm nguyên soái cầm quân đánh thắng giặc, mang lại thanh bình cho đất nước, quê hương. Ông được vua phong thưởng rất hậu. Công danh tuy vinh hiển khắp nơi nhưng ông vẫn sống khiêm nhường, phú quý mà chẳng kiêu căng. Ông bỏ tiền của tu sửa lại chùa Đông Dương với 54 gian rất khang trang. Công lao của ông đã được khắc ghi vào bia đá, hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hải Dương, ông được tạc tượng thờ tại khu vực chùa Đông Dương. Chùa Đông Dương đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa năm 1994

 

 UBND xã Minh đức cùng Ban quản lý di tích tổ chức lễ hội vào ngày mồng 1 và mồng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm

 

Đình xã Cự Lộc( Nay là thôn Cự Lộc xã Minh Đức)

 

Nơi thờ 4 thiên thần là: Sớ Đại Vương, Sớ Hùng Vương, Châu vương và Thành Vương. Lễ hội của làng được tổ chức từ 1-10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Hiện Miếu – Chùa Cự Lộc còn lưu giữ được 36 đạo sắc phong do đó di tích được công nhân di tích văn hóa cấp Tỉnh.

 

Đình xã Ức tải( nay là thôn Mép xã Minh Đức)

 

Nơi thờ cúng nhân thần Trịnh Thị Ngọc Nghiêu, và 3 thiên thần là: Đại Phạm, Linh Lang và Đại Phạm Hiến Ứng.

 

Đình xã Vạn Tải ( nay là Thôn Vạn Xã Minh Đức):  Là nơi thờ cúng 4 thiên thần là: Linh Thông, Đại Vương, Qúy Minh Công, Cần Thiên Cư Sỹ, Thung.

 

Đình xã Đoàn Xá ( Nay là Thôn Quàn xã Minh Đức) Nơi thờ 3 nhân thần là: Đinh Xa Đà, Đinh Linh Giang và Nguyễn Thế Mỹ 1 thiên thần là Hùng Hoàng.

 

Ngoài ra Năm 2015 Xã đã xây dựng Bia chiến Thắng Đò Mép ghi lại chiến công của quân và Dân Minh Đức bắn cháy Ca nô Pháp tại bến đò Mép, tiêu diệt 52 tên địch và thu nhiều vũ khí khác, góp phần quân và dân cả nước kết thúc 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Vào các ngày lễ tết, của dân tộc hàng ngàn lượt học sinh thanh thiếu niên đã đến đây để ôn lại truyền thống đấu tranh cách mạng và tỏ lòng tri ân với sự hy sinh anh dũng của ông cha ta ngày trước./.

 

Trong lễ hội văn hoá hàng năm ngay từ những đời xưa, khi những hồi trống dõng dạc vang lên cả dân làng kéo nhau ra đình chùa. Sau lời văn tế của lý truởng, tiens hành tổ chức rước thần hoàng từ Miếu nọ về đình kia đông như hội, khi phần lễ kết thúc là phần hội các đôi vật, tò kéo co, đánh cờ, thi lợn thờ, làm bánh dày nấu xôi, hát chầu văn..

 Minh đức có truyền thống đánh pháo đất còn gọi là ném pháo môn trò chơi này mang tính cộng đồng, thi đấu các xóm, thôn với nhau, yêu cầu rất công phu từ khâu chọn đất đến tuyển chọn các cầu thủ, kỹ thuật gieo pháo … Người già thường chỉ đạo kỹ thuật cho thanh niên gieo bàn, thi đấu theo quy định của ban tổ chức sau dần được bổ xung và đã thành luật chơi pháo đất. Theo truyền thuyết tại địa phương thì trò chơi pháo đất có từ thời Hai Bà Trưng. Xa xưa ở vùng đất này vẫn có trò chơi nặn pháo bằng đất nhưng là loại pháo nhỏ, nặn bằng tay, để vừa lòng bàn tay rồi đập xuống nền đất, khiến pháo nổ. Khi nổ, pháo bung ở giữa. Trong những ngày nông nhàn, khắp các thôn xóm trẻ em đều chơi trò pháo đất. Tiếng nổ đì đẹt xen lẫn tiếng reo hò thật vui vẻ. Bởi vậy, có câu: Pháo nổ nồi rang Cả làng nghe thấy. Khi các tướng của Hai Bà Trưng mang quân truy đuổi giặc qua địa phương, thấy trò chơi lạ liền tổ chức cho binh lính chơi. Từ nhận thấy pháo nặn càng to tiếng nổ càng lớn, họ liền cho binh lính nặn pháo cực to, gieo xuống tiếng nổ âm vang cả một vùng, gây nỗi hoài nghi, lo sợ cho kẻ địch. Sau này nó trở thành trò chơi truyền thống, nhân dịp tết Nguyên đán, lễ hội truyền thống, kỷ niệm chiến thắng, và trong rèn luyện thân thể cho thanh niên trai tráng thôn quê.

 

TRUYỀN THỐNG CÁCH MẠNG:  (ảnh danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang)

       

 Trải qua quá trình lao động sản xuất và chiến đấu, Minh Đức đã hình thành cho mình nhiều truyền thống quý báu. Đó là tính cần cù trong lao động sản xuất, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong xây dựng xóm làng và truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp        

Ngày 31 tháng 8 năm 1947 chi bộ Đảng Minh đức tiền thân của Đảng bộ Minh Đức Ngày nay được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân dân đã đứng lên đấu tranh chống giặc ngoại xâm, vùng đất Minh Đức từng in đậm dấu chân của phong trào nông dân nổi dậy chống ách đô hộ. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược Quân và dân Minh đã tham gia chiến đấu đánh 100 trận tiêu diệt 162 tên địch bắt sống. Trong  đó có 1 sỹ quan Pháp, 1 đồn trưởng và 1 phó đồn trưởng, bắt sống 62 tên dịch và thu nhiều vũ khí quân dụng.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và chiến tranh bảo vệ biên giới, toàn xã đã có 1182 người con ưu tú của xã Minh đức tham gia bộ đội và dân công hỏa tuyến. Trong đó, 316 người đã anh dũng hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc vì hạnh phúc của nhân dân, 154 người đã bỏ lại một phần thân thể của mình nơi chiến trường 114 bệnh binh 32 người bị nhiễm chất độc hóa học, 49 bà mẹ được phong tặng và truy tặng danh hiệu cao quý bà Mẹ Việt nam anh hùng. Năm 2002, nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Minh Đức đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

 Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông, ngày nay nhân dân xã Minh Đức đang cố gắng, nỗ lực phát triển sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của quê hương và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

 

SẢN PHẨM NỔI TIẾNG.

 

 Những năm gần đây cùng với Phát triển kinh tế, xã đã tập trung quy hoạc phát triển những mô hình trang trang trại lớn để chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản với nhiều loại cây con có gia trị cao, Nuôi tôm, ba ba, chim,..... Đặc biệt với trang trại quy mô lớn công nghệ nuôi hiện đại , ốc nhồi   đã bước đầu cho thu nhập lên tới vài trăm triệu /năm được người dân trong vùng ưa chuộng đã và đang trở thành món đặc sản quảng bá thương hiệu của xã Minh đức.

 

 

 

Các tin mới hơn
Các tin cũ hơn

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ MINH ĐỨC - HUYỆN TỨ KỲ

Trưởng ban biên tập: Nguyễn Mạnh Chung - Phó Chủ tịch UBND xã.

Địa chỉ: xã Minh Đức - huyện Tứ Kỳ - tỉnh Hải Dương

Điện thoại: 0977.952.676 

Đăng nhập

Số lượt truy cập
Đang truy cập: 0
Hôm nay: 0
Tháng này: 0
Tất cả: 0